1. Xác định các công đoạn sản xuất
Bước này đòi hỏi bạn phải hiểu rõ quy trình sản xuất các sản phẩm của công ty bạn đang làm, ví dụ để sản xuất được thành phẩm băng keo phải trải qua những công đoạn nào, nếu sảy ra trường hợp bán thành phẩm của công đoạn này là nguyên vật liệu đầu vào của công đoạn khác thì tách chúng ra thành một công đoạn.
Cụ thể như sản xuất xi măng, để ra được thành phẩm xi măng cần phải qua công đoạn sản xuất clinke, clinke được nghiền từ đá vôi và nung ở nhiệt độ cao các chi phí cho công đoạn này hoàn toàn tách biệt với chi phí cho công đoạn nghiền clinke thành xi măng, khi đo chúng ta phải tách thành 2 công đoạn tính giá thành. một là tính giá thành cho clinke, sau đó với tính giá thành cho xi măng.
2. Chia tài khoản chi phí theo từng công đoạn
Ví dụ như bạn làm theo quyết định 15, quy trình sản xuất có hai công đoạn bạn sẽ phải tách các tài khoản chi phí theo 2 công đoạn này:
Cộng đoạn 1: Chi phí NVLC (6211), chi phí nhân công (6221), chi phí chung (6271), chi phí dở dang (1541)
Cộng đoạn 2: Chi phí NVLC (6212), chi phí nhân công (6222), chi phí chung (6272), chi phí dở dang (1542)
.............
3. Tập hợp chi phí và tính giá thành cho từng công đoạn
Nếu phát sinh chi phí cho công đoạn nào bạn hạch toán chi phí cho công đoạn đó
Cộng đoạn 1:
Nợ 6211, 6221, 6271
Có các tài khoản tương ứng
Công đoạn 2:
Nợ 6212, 6222, 6272
Có các tài khoản tương ứng
4. Phân bổ chi phí cho từng công đoạn tới các sản phẩm
Phần này quan trọng nhất, trước tiên bạn phải xác định được tiêu thức phân bộ chi phí cho các sản phẩm, bạn có thể thực hiện theo một số phương pháp sau tùy thuộc vào đặc thù của quy trình sản xuất:
- Tập hợp trực tiếp chi phí: tức là khi xuất chi phí bạn phải chỉ rõ xuất để sản xuất sản phẩm nào, như vậy cuối kỳ chúng ta sẽ biết đươc chi phí của từng sản phẩm, đem chia cho số lượng sản phẩm hoàn thành sẽ ra giá thành của sản phẩm.
- Phân bổ theo định mức hoặc hệ số: Thực ra hệ số hay định mức thì cách thức phân bổ giống nhau chỉ khác nhau ở tiêu thức để phân bổ, ví dụ sử dụng định mức trong trường hợp sản xuất hai loại cám chăn nuôi, phòng kĩ thuật sẽ đưa ra bảng định mức sản xuất 1 tấn loại cám A là mất 300kg ngô, còn sản xuất 1 tấn cám B thì mất 200kg ngô, như vậy đây là định mức căn cứ làm chỉ tiêu phân bổ. Còn sử dụng hệ số trong trường hợp sản xuất 2 chiếc bút vì chiếc bút A lơn hơn nên tỷ lệ nhựa chiếm 7 phần chiếc còn lại nhỏ hơn chiếm 3 phần, và tỷ lệ này cũng là căn cứ để phân bổ chi phí nhựa cho hai chiếc bút.
....
Sau khi đã phân bổ xong chúng ta sẽ có giá thành của từng sản phẩm, lúc đó bạn hạch toán:
- Kết chuyển chi phí
Nợ 621…, 622..., 627... của công đoạn đang tính giá thành: Toàn bộ chi phí phát sinh
Có 154…
- Hạch toán thành phẩm
Nợ 155…: Giá trị bằng số lượng sản phẩm hoàn thành nhấn với giá thành sản phẩm
Có 154…
- Hạch toán giá vốn cho những sản phẩm bán ra hoặc là chi phí đầu vào cho công đoạn tiếp theo
Nợ 632…
Có 155...
Sau khi sản phẩm ở công đoạn đầu đã có giá thành tiếp tục tính giá thành cho các công đoạn tiếp theo, cách thức như trên |