LỜI NÓI ĐẦU
Nếu bạn đang dự định sử dụng PMKT GAM để tính giá thành theo phương pháp trực tiếp thì bài hướng dẫn này có thể giúp ích cho bạn. Nội dung chuyển tải trong bài viết khá nhiều và được viết dưới dạng làm theo các bước dựa trên bộ số liệu mẫu. Giúp người đọc sau khi thực hành song có thể hiểu thêm về chức năng tính giá thành trên PMKT GAM từ đó vận dụng vào số liệu thực tế của đơn vị mình.
Bài viết không nên được hiểu là tài liệu tra cứu bởi nếu chị đọc 1 hoặc 1 vài phần nào đó không theo trình tự sẽ không giúp ích gì cho bạn trong việc vận dụng PMKT GAM để tính giá thành. Ngoài ra để có thể thực hành nội dung bài viết người đọc cần phải thành thạo các thao tác cơ bản trên PMKT GAM như nhập số dư đầu kỳ, tạo lập danh mục, nhập số liệu phát sinh và thực hiện các thao tác cuối kỳ.
Nếu bạn là người mới bắt đầu sử dụng PMKT GAM hãy học qua các thao tác cơ bản trên GAM tại đây (trước khi đọc bài viết này để vận dụng tính giá thành sản phẩm): http://www.phanmemketoanmienphi.org/hoc-online-phan-mem-ke-toan.html
MỤC LỤC
A. Sơ đồ hạch toán
B. Số liệu mẫu
Phần 1. Bài toán áp dụng
Phần 2. Diễn biến sản xuất thực tế
2.1. Bảng tồn kho Nguyên vật liệu, thành phẩm đầu tháng 1
2.2. Bảng số dư tài khoản liên quan tương ứng NVL và thành phẩm tồn kho
2.3. Các nghiệp vụ phát sinh trong tháng
C. Thực hiện tính giá thành trên PMKT GAM
Phần 1. Quy trình theo dõi và tính giá thành trên phần mềm kế toán
Phần 2: Chuẩn bị dữ liệu
2.1. Khai báo danh mục tài khoản
2.2. Khai báo danh mục vật tư hàng hóa, danh mục sản phẩm
2.3. Nhập số dư đầu kỳ hàng tồn kho
2.4. Nhập số dư đầu kỳ tài khoản
Phần 3: Nhập phát sinh
Phần 4: Tính giá thành
4.1. Tính giá vốn NVL xuất kho sản xuất
4.2. Khai báo giá thành
4.3. Tính giá thành
4.4. Tính giá vốn TP xuất kho
Phần 5: Lên báo cáo giá thành
A. SƠ ĐỒ HẠCH TOÁN
Dưới đây là sơ đồ hạch toán giá thành trực tiếp theo thông tư 200 hoặc QĐ 15
Ghi chú:
Công đoạn khách hàng nhập số liệu
Công đoạn thực hiện bởi chức năng tính giá thành
Công đoạn thực hiện bởi chức năng tính giá vốn hàng xuất
Công đoạn thực hiện bởi chức năng kết chuyển cuối kỳ
B. SỐ LIỆU MẪU
Phần 1. Bài toán áp dụng
Doanh nghiệp X là đơn vị chuyên lắp ráp thiết bị điện với linh kiện nhập khẩu. Sản phẩm chính của công ty là bếp từ BE_CLA_01 và BE_LUX_01. Cả 2 sản phẩm này được lắp ráp bởi 4 bộ phận chính như sau:
Do 2 sản phẩm có nhiều đặc tính khác nhau nên NVL của sản phẩm này không thể dùng để thay thế cho NVL của sản phẩm kia, vì vậy công ty sẽ áp dụng Phương pháp trực tiếp để theo dõi chi phí NVL chính. Hai chi phí còn lại là chi phí nhân công và chi phí sản xuất chung sẽ phân bổ cho các sản phẩm theo tỷ lệ của giá trị NVL chính.
Giả sử công ty sản xuất không có sản phẩm dở dang và áp dụng chế độ hạch toán kế toán theo TT200.
Phần 2. Diễn biến sản xuất thực tế
Số liệu tháng 01.2020 của công ty X (Đơn vị tính: Việt Nam đồng)
2.1. Bảng tồn kho Nguyên vật liệu, thành phẩm đầu tháng 1
2.2. Bảng số dư tài khoản liên quan tương ứng NVL và thành phẩm tồn kho
2.3. Các nghiệp vụ phát sinh trong tháng
Nghiệp vụ 1: Ngày 02/01 xuất bán hàng hóa cho Công ty CP Siêu thị Điện máy Rồng Vàng chưa thu tiền với số liệu như sau:
Giá trên chưa bao gồm thuế GTGT, thuế GTGT là 10%.
Nghiệp vụ 2: Ngày 03/01 nhập kho NVL từ công ty CP XNK Đại Đại Nam chưa thanh toán tiền với số liệu như sau:
Giá trên chưa bao gồm thuế GTGT, thuế GTGT là 10%.
Nghiệp vụ 3: Ngày 03/01 xuất NVL đi sản xuất với số liệu chi tiết như sau:
Nghiệp vụ 4: Ngày 31/01 nhập kho thành phẩm số liệu chi tiết như sau:
Nghiệp vụ 5: Ngày 31/01 kế toán nghi nhận các chi phí sản xuất liên quan, số liệu chi tiết như sau:
C. THỰC HIỆN TÍNH GIÁ THÀNH TRÊN PMKT GAM
Phần 1. Quy trình theo dõi và tính giá thành trên phần mềm kế toán
Phần 2: Chuẩn bị dữ liệu
2.1. Khai báo danh mục tài khoản
- Từ menu <Danh muc> chọn <Tài khoản> sau đó thiết lập thông tin cho các tài khoản liên quan như hình dưới đây:
Từ hình ảnh trên chúng ta thấy:
- Các TK khoản sử dụng để tính giá thành bao gồm TK 621, 622, 627 và TK 154
- Các Tk 622, 627 và Tk 154 cần thiết lập thông tin <Tài khoản chi tiết SP/CT> giá trị là K
- Tk 621 vì sử dụng để theo dõi trực tiếp chi phí tới từng sản phẩm nên chúng ta thiết lập thông tin <Tài khoản chi tiết SP/CT> giá trị là C.
2.2. Khai báo danh mục vật tư hàng hóa, danh mục sản phẩm
- Từ menu <Danh muc> chọn <Vật tư hàng hóa>
- Tại danh sách này bạn khai báo 8 vật tư trong ví dụ trên như hình mẫu dưới đây:
Lưu ý chỗ thông tin về <Loại vật tư> cần thiết lập giá trị là 2
- Riêng 2 thành phẩm còn lại các bạn khai báo như hình dưới đây:
(1): Vì là thành phẩm nên chúng ta để <Loại vật tư> giá trị = 1
(2): Mục <Mã sản phẩm> các bạn để giá trị giống <mã vật tư> sau đó nhấn Enter. Với thao tác này chương trình sẽ tạo một mã sản phẩm tương ứng trong <danh mục sản phẩm>
Việc tạo lập này là bắt buộc, bởi chương trình sẽ dùng mã vừa tạo trong <danh mục sản phẩm> để khai báo trên các chứng từ khi muốn gắn chi tiết sản phẩm tương ứng.
2.3. Nhập số dư đầu kỳ hàng tồn kho
- Từ menu <Dau ky> chọn <Tồn kho đầu kỳ>
- Tiếp theo thực hiện thêm mới như bảng số liệu đã cho tại tiểu mục 2.1 mục 2 phần B. Kết quả ta được như hình dưới đây:
Nếu bạn nào chưa biết cập nhật số dư đầu kỳ hàng tồn kho xin vui lòng xem hướng dẫn chi tiết tại đây: https://www.youtube.com/watch?v=BSiIENgGeUw
2.4. Nhập số dư đầu kỳ tài khoản
- Từ menu <Dau ky> chọn <Số dư đầu kỳ tài khoản>
- Tiếp theo thực hiện thêm mới như bảng số liệu đã cho tại tiểu mục 2.2 mục 2 phần B. Kết quả sẽ được như hình dưới đây:
Dưới đây là ví dụ minh họa vì vậy sẽ chỉ có số dư của các tài khoản liên quan đến quá trình tính giá thành.
Nếu bạn nào chưa biết cập nhật số dư đầu kỳ tài khoản vui lòng xem hướng dẫn chi tiết tại đây: https://www.youtube.com/watch?v=LxwQ4vaKsKE&t=35s
Phần 3: Nhập phát sinh
Nghiệp vụ 1: Để nhập nghiệp vụ 1 các bạn truy cập menu <Phat sinh> chọn <Hóa đơn bán hàng> sau đó thêm 1 phiếu mới như hình dưới đây:
Nghiệp vụ 2: Nghiệp vụ này chúng ta sử dụng <Phiếu nhập mua> các bạn truy cập menu <Phat sinh> và chọn <Phiếu nhập mua>, sau đó thêm một phiếu mới với các thông tin như hình dưới đây:
Ở đây cần lưu ý cột <Kho> để đảm bảo nhập vào kho nào thì phải xuất ra từ kho đó.
Nghiệp vụ 3: Hai nghiệp vụ trên chưa liên quan gì tới chi phí tính giá thành, nhưng ở nghiệp vụ 3 này sẽ là nghiệp vụ xuất chi phí NVL. Từ menu <Phat sinh> chọn <Phiếu xuất kho>, tiếp theo các bạn thêm mới và khai báo một phiếu xuất kho như hình dưới đây:
(1): Ở phần khai báo chúng ta đã thiết lập TK 621 theo dõi chi tiết theo sản phẩm vì vậy ở phiếu xuất này khi xuất NVL chính (với Tk 621) chương trình sẽ cho phép nhập giá trị cho cột <mã sản phẩm> tương ứng trên phiếu xuất. Trong hình trên 4 NVL đầu tiên xuất đi sản xuất sản phẩm BE_CLA_01, 4 NVL còn lại dùng để sản xuất sản phẩm BE_LUX_01.
Các bạn lưu ý ở phần khai báo <Danh mục vật tư hàng hóa>, nếu thao tác không đúng như hướng dẫn thì tại đây sẽ không chọn được sản phẩm tương ứng trong cột <sản phẩm> như hình minh họa.
(2): Cột kho phải nhập đúng mã kho đang tồn NVL cần xuất (ở đây chính là mã kho khi khai báo NVL đầu kỳ và mã kho trong phiếu nhập mua ở nghiệp vụ 02)
(3): Cột cuối cùng của phiếu xuất cần phải được đánh dấu tích, việc đánh dấu tích như hình ảnh được chương trình hiểu rằng phiếu xuất này có cho phép tính giá vốn xuất kho theo PP tính giá vốn hàng xuất đã khai báo.
Nghiệp vụ 4: Nghiệp vụ này ghi nhận số lượng sản phẩm hoàn thành nhập kho vì vậy chúng ta sử dụng phiếu nhập thành phẩm. Các bạn truy cập menu <Phat sinh> chọn <Phiếu nhập thành phẩm>. Sau đó thêm mới chứng từ và nhập thông tin như hình dưới đây:
Nghiệp vụ 5: Nghiệp vụ cuối cùng nghi nhận các chi phí khác liên quan đến quá trình sản xuất nhưng không liên quan tới vật tư vì vậy chúng ta sử dụng <Phiếu kế toán khác>. Từ menu <Phat sinh> các bạn chọn <Phiếu kế toán khác>, chứng từ xuất hiện hãy khai báo như hình dưới đây:
Phần 4: Tính giá thành
4.1. Tính giá vốn NVL xuất kho sản xuất
Ở nghiệp vụ số 3 chúng ta thấy rằng phiếu xuất kho NVL chính chỉ nhập số lượng. Đơn giá và thành tiền sẽ được áp khi cuối tháng chạy chức năng tính giá vốn hàng xuất.
Để thực hiện chức năng tính giá vốn hàng xuất từ Menu <Cuoi ky> chọn <Tính giá vốn hàng xuất>, hộp thoại xuất hiện bạn điền tháng cần tính giá vốn (ở đây là tháng 1) rồi nhấn <Chấp nhận>.
Nếu bạn nào chưa hiểu rõ về chức năng tính giá vốn xin vui lòng tham khảo thêm tại đây: https://www.youtube.com/watch?v=LUTS4_bLRfg&t=160s
4.2. Khai báo giá thành
Khi tính giá thành lần đầu tiên trên PMKT GAM chúng ta cần khai báo các tham số liên quan. Các tham số này chỉ phải khai báo một lần và sử dụng cho nhiều kỳ tính giá thành, nếu như trong suốt quá trình đó, quy trình tính giá thành không thay đổi. Để thực hiện khai báo tham số tính giá thành các bạn làm như sau:
- Từ menu <Cuoi ky> chọn <Tính giá thành sản phẩm> hộp thoại xuất hiện, nhấp chọn Tab <Khai báo tham số tính giá thành>.
Để khai báo mục nào hãy nhấp chuột vào dòng tương ứng với mục đó, ý nghĩa của các tham số trong màn hình khai báo này như sau:
(1) <Sản phẩm dở dang đầu tháng 01>
Mục này cho phép khai báo sản phẩm dở dang của kỳ đầu tiên khi bắt đầu sử dụng chương trình. Chúng ta có thể theo dõi dở dang theo 2 phương pháp, một là theo tỷ lệ sản phẩm hoàn thành tương đương, hai là theo dõi dở dang theo các yếu tố đầu vào còn dở dang trên dây truyền. Trong ví dụ này không có dở dang nên bạn có thể bỏ qua mục này.
(2) <Yếu tố chi phí chung và tiền lương>
Tại màn hình khai báo các yếu tố chi phí giá thành bạn lưu ý một số nội dung sau đây:
+ Tham số này dùng để khai báo tên thể hiện yếu tố chi phí nhân công và chi phí sản xuất chung trên chức năng tính giá thành (Đến phần tính giá thành sẽ thấy rõ hơn tác dụng của các tham số khai báo tại đây).
+ Thông thường chỉ cần chú ý cột <TK nợ>, nó phải thể hiện đúng tài khoản chi phí nhân công (622) và chi phí sản xuất chung (627). Nếu sai bạn có thể nhấn F3 để sửa lại cho đúng các Tk này.
(3) <Danh sách tài khoản chi phí tính giá thành>
Tiếp tục nhập chọn mục này để khai báo danh sách tài khoản tham gia vào quá trình tính giá thành.
+ Cột <TK>: Tài khoản dở dang bán thành phẩm (154)
+ Cột <Tk Cp 1>: Tài khoản chi phí nguyên vật liệu chính (621)
+ Cột <Tk Cp 2>: Tài khoản chi phí nhân công trực tiếp (622)
+ Cột <Tk Cp 3>: Tài khoản chi phí sản xuất chung (627)
+ Cột <Tk Cp 4>, <Tk Cp 5>: Tài khoản chi phí khác, trong trường hợp này bỏ trắng
+ Cột <Thu hồi>: Tài khoản theo dõi phế liệu thu hồi (1526)
Nếu danh sách này sai bạn cần nhấn F3 để sửa lại cho đúng theo hướng dẫn ở trên.
(4) <Khai báo bút toán kết chuyển chi phí trực tiếp>
Mục này sẽ cho phép khai báo tài khoản chi phí nào hạch toán trực tiếp tới từng sản phẩm.
Trong trường hợp này TK 621 hạch toán trực tiếp chi phí tới từng sản phẩm vì vậy chúng ta sẽ khai báo 1 dòng thông tin cho TK 621. Cụ thể như sau:
+ Cột <Tài khoản>: Chi phí dở dang bán thành phẩm (154)
+ Cột <Tk chi phí>: Chi phí nguyên vật liệu chính (621)
(5) <Khai báo bút toán phân bổ chi phí theo tỷ lệ>
Cửa sổ này cho phép chúng ta khai báo các tài khoản chi phí phân bổ theo tỷ lệ của tài khoản chi phí khác.
Cụ thể có 2 dòng dùng để khai báo cho tài khoản chi phí nhân công (622) và chi phí sản xuất chung (627). Chi tiết như sau:
+ Cột <Tài khoản>: Khai báo tài khoản dở dang (154)
+ Cột <Tk chi phí>: Khai báo các tài khoản chi phí cần phân bổ theo tỷ lệ (622, 627)
+ Mục <Từ tài khoản>: Khai báo tài khoản chi phí lấy làm căn cứ để phân bổ, ở đây chúng ta phân bổ theo tỷ lệ chi phí NVL chính vì vậy sẽ điền giá trị là 621.
+ Mục <Đến tài khoản>: Là tài khoản đối ứng với tài khoản chi phí (621) lấy làm căn cứ để phân bổ (154).
4.3. Tính giá thành
Sau khi khai báo xong các tham số ở phần 4.2 các bạn tiến hành tính giá thành theo các bước sau đây:
Bước 1: Từ màn hình chính của phần mềm chọn menu <Cuoi ky> chọn tiếp tới mục <Tính giá thành sản phẩm>
Bước 2: Tại màn hình tính giá thành chọn Tab <Tính giá thành>
- Ô <Tháng>: Cho phép chọn tháng cần tính giá thành, trong ví dụ này là tháng 1
- Ô <Tài khoản giá thành>: Nhập vào tài khoản dở dang bán thành phẩm, trong ví dụ này là 154
Bước 3: Tiếp theo nhấp chọn lần lượt các mục tính giá thành từ 1 đến 6:
(1): <Tập hợp chi phí phát sinh & sản phẩm hoàn thành>
Nhấp chọn mục này phần mềm sẽ tập hợp chi phí phát sinh ở tất cả các chứng từ tương ứng với tài khoản mà chúng ta khai báo ở phần <Danh sách tài khoản chi phí giá thành>.
(2) <Đánh giá sản phẩm dở dang>
Ví dụ mà chúng ta đang thực hành không có sản phẩm dở dang nhưng bạn vẫn nên nhấp chuột vào mục này, các thông tin tại đây sẽ cho phép chúng ta kiểm tra xem việc tập hợp chi phí, sản phẩm để tính giá thành đã đúng hay chưa?
Sau khi nhấp chọn mục này màn hình chính xuất hiện bao gồm 2 Tab sau đây:
- Tab thứ nhất là <Sản phẩm dở dang>:
Tại Tab này chương trình sẽ tập hợp toàn bộ sản phẩm hoàn thành trong kỳ mà bạn nhập ở <Phiếu nhập thành phẩm>.
Vì vậy nếu đối chiếu số lượng tại cột <Số lượng SP hoàn thành> mà không khớp với dữ liệu nhập ở <phiếu nhập thành phẩm> thì cần kiểm tra lại. Thông thường nếu sai tại đây thì có thể do:
+ Chưa nhập phiếu nhập thành phẩm
+ Có nhập phiếu nhập thành phẩm nhưng định khoản không đúng.
+ Có nhập phiếu nhập thành phẩm, định khoản đúng nhưng khai báo sai <Danh sách tài khoản chi phí tính giá thành>.
Trong trường hợp có dở dang cuối kỳ và dở dang của đơn vị được xác định theo tỷ lệ sản phẩm hoàn thành tương đương thì bạn có thể nhập số lượng sản phẩm dở dang cuối kỳ vào hai cột mầu trắng là <Số lượng SP dở dang> và <% hoàn thành>. Trong ví dụ không có sản phẩm dở dang nên chúng ta để trống hai cột này.
Như hình ảnh trên bạn sẽ thấy chương trình lấy đúng số lượng sản phẩm hoàn thành của 2 sản phẩm sản xuất trong tháng 1 mà chúng ta đã nhập trên <Phiếu nhập thành phẩm> ở các bước thực hiện trước.
- Tab thứ 2 là <Dở dang theo yếu tố (trên dây truyền)>:
Nếu như Tab thứ nhất thể hiện thành phẩm nhập kho thì tại Tab này chương trình sẽ thể hiện các chi phí phát sinh liên quan tới quá trình tính giá thành. Hay có thể hiểu toàn bộ dữ liệu trong Tab này được tập hợp từ các chứng từ có liên quan tới <Danh sách tài khoản chi phí giá thành> mà chúng ta đã khai báo ở phần trước.
Để hiểu hơn về dữ liệu thể hiện trong bảng này chúng ta sẽ tìm hiểu nội dung các cột theo hướng dẫn dưới đây:
+ Cột <Tk>: Tài khoản đối ứng với tài khoản chi phí trong các chứng từ phát sinh (154)
+ Cột <Tk Cp>: Tài khoản chi phí phát sinh <621, 622, 627>
+ Cột <Mã SP>: Mã sản phẩm được gắn trên các chứng từ khi xuất trực tiếp chi phí cho từng sản phẩm. Trong ví dụ này toàn bộ các dòng tài khoản CP NVL chính (621) sẽ được gắn mã sản phẩm tương ứng. Nếu bạn thấy 1 dòng nào đó có Tk chi phí NVL chính là 621 mà không thấy giá trị ở cột <Mã Sp> thì nghĩa là phiếu hạch toán đó đang không đúng, cần quay ra bổ sung giá trị cho các chứng từ này.
Ngược lại nếu tương ứng với Tk chi phí nhân công (622), tài khoản chi phí sản xuất chung (627) mà có gắn mã sản phẩm thì các phiếu hạch toán 2 chi phí này đang sai. Vì tài khoản chi phí nhân công (622) và tài khoản chi phí sản xuất chung (627) trong ví dụ đang thực hành không tập hợp trực tiếp mà tập hợp theo tỷ lệ của chi phí nguyên vật liệu chính (621).
+ Cột <Yếu tố>: Các chi phí NVL chính gắn với vật tư xuất thì cột yếu tố sẽ sử dụng mã vật tư, còn lại chi phí nhân công (622) và chi phí sản xuất chung (627) sẽ lấy trong phần khai báo <Yếu tố chi phí chung và tiền lương> mà chúng ta đã lưu ý ở phần khai báo tham số tính giá thành.
Nếu khi thực hành các dòng TK chi phí nhân công (622) và chi phí sản xuất chung (627) của bạn không thể hiện đúng tên như hình ảnh mình họa thì cần kiểm tra lại việc khai báo <Yếu tố chi phí chung và tiền lương>.
+ Cột <SL phát sinh>: Số lượng vật tư, hàng hóa, thành phẩm xuất dùng cho sản xuất.
+ Cột <Tiền phát sinh>: Giá trị của các chi phí xuất dùng cho sản xuất. Tại đây bạn có thể đối chiếu tổng các dòng chi phí NVL chính (621) với sổ chi tiết tài khoản CP NVL chính (621) tương tự là chi phí nhân công (622), chi phí sản xuất chung (627). Nếu lệch nhau thì cần phải kiểm tra lại các chứng từ phát sinh, để sao cho tổng giá trị cột này phải bằng phát sinh nợ của CP NVL + CP Nhân Công + CP Sản xuất chung.
+ Cột <Sl dở dang yếu tố> và Cột <Tiền dở dang yếu tố>: Đây là 2 cột mầu trắng cho phép nhập vào giá trị dở dang cuối kỳ trong tháng nhưng được xác định theo các yếu tố chi phí dở dang trên dây truyền (khác với Tab đầu tiên là dở dang theo tỷ lệ sản phẩm hoàn thành tương đương).
Ví dụ đang thực hành không có dở dang vì vậy nếu trong quá trình chạy chức năng tính giá thành mà thấy xuất hiện giá trị ở hai cột này, các bạn cần phải xóa trống trước khi chuyển sang bước tiếp theo.
Sở dĩ một số trường hợp hai cột này tự động điền giá trị là vì khi bạn có chi phí phát sinh cho một mã sản phẩm nào đó nhưng lại không có phiếu nhập thành phẩm tương ứng. Máy sẽ hiểu là có phát sinh chi phí nhưng chưa hoàn thành sản phẩm nào thì toàn bộ chi phí đó là dở dang.
(3) <Kết chuyển chi phí trực tiếp>
Khi nhấp chuột chạy mục này chương trình sẽ căn cứ <khai báo bút toán kết chuyển trực tiếp> mà chúng ta đã khai báo trước đó cùng với dữ liệu phát sinh thực tế để tổng hợp lên giá thành. Thường sau khi nhấp chọn chương trình sẽ xuất hiện hộp thoại thông báo thực hiện xong nghĩa là bạn đã hoàn thành mục này.
Trong một số trường hợp nút lệnh không sáng lên (bị ẩn) để cho chúng ta nhấp chọn thì nhiều khả năng bạn chưa <khai báo bút toán kết chuyển trực tiếp>.
Khi gặp trường hợp như hình ảnh trên cần quay lại kiểm tra phần khai báo giá thành.
Ngoài ra nếu bạn thấy xuất hiện thông báo “Vẫn còn chứng từ chưa có Ma san pham” như hình ảnh dưới đây:
Nghĩa là có một hoặc nhiều chứng từ hạch toán chi phí NVL (621) mà không được gắn mã sản phẩm. Hãy quay ra chứng từ lọc theo tài khoản chi phí NVL (621) để bổ sung mã sản phẩm tương ứng.
(4) <Phân bổ chi phí theo phương pháp tỷ lệ>
Khi nhấp chuột chạy mục này chương trình sẽ căn cứ <khai báo bút toán phân bổ tỷ lệ> mà chúng ta đã khai báo trước đó cùng với dữ liệu phát sinh thực tế để tổng hợp lên giá thành. Thường sau khi nhấp chọn chương trình sẽ xuất hiện hộp thoại thông báo thực hiện xong nghĩa là bạn đã hoàn thành mục này.
Có một số trường hợp nút lệnh không sáng lên (bị ẩn) để cho chúng ta nhấp chọn thì nhiều khả năng bạn chưa <khai báo bút toán phân bổ tỷ lệ>, khi đó cần quay lại kiểm tra phần khai báo giá thành.
Một thông báo không thành công khác có thể xuất hiện là thông báo <Không có định mức phân bổ tương đương>.
Nếu gặp trường hợp này nghĩa là bạn không có phát sinh chi phí NVL trực tiếp hoặc có lập phiếu xuất chi phí NVL trực tiếp nhưng chưa tính giá vốn hàng xuất làm cho chi phí NVL trực tiếp chưa có giá trị. Khi chi phí NVL chính không có giá trị thì chi phí nhân công và chi phí sản xuất chung không có căn cứ để phân bổ.
(5) <Xem kết quả tính giá thành>
Nếu chạy 4 mục trên thành công thì khi chạy mục 5 chúng ta sẽ có kết quả như hình ảnh dưới đây:
Dựa vào kết quả hình ảnh trên chúng ta thấy ở danh sách phía trên là 2 sản phẩm đã được tính giá thành thành công:
+ Cột <Số lượng SP hoàn thành>: Thể hiện số lượng sản phẩm hoàn thành trong kỳ
+ Cột <Giá thành>: Tổng giá thành của sản phẩm tương ứng
+ Cột <Giá thành đơn vị>: Là giá thành / 1 đơn vị sản phẩm tương ứng
Như vậy kết quả tính giá thành tháng 01 như sau:
+ BE_CLA_01 = 454.083 đồng / 1 chiếc, cao hơn giá tồn đầu kỳ là 389.500 đồng / 1 chiếc
+ BE_LUX_01 = 716.451 đồng / 1 chiếc, cao hơn giá tồn đầu kỳ là 602.300 đồng / 1 chiếc
Khi bạn nhấp chọn vào một sản phẩm phía trên bạn sẽ thấy danh sách phía dưới thể hiện đầy đủ các yếu tố cấu thành nên sản phẩm đang chọn. Trên hình ảnh chúng ta đang nhấp chọn sản phẩm BE_CLA_01, để cấu thành nên tổng giá thành 249.745.855 đồng sẽ bao gồm chi phí NVL chính như bản mạch, mặt kính, phụ kiện, thân bếp, chi phí nhân công, chi phí sản xuất chung ở phía dưới.
(6) <Tính và cập nhật giá thành>
Như vậy sau khi thực hiện xong mục 5 các bạn đã tính được giá thành sản phẩm, nhưng để giá thành này áp ngược lại <phiếu nhập thành phẩm> bạn cần chạy nốt mục cuối cùng là mục 6.
Khi nhấp chọn mục 6 mà thấy chương trình xuất hiện thông báo thành công như hình ảnh dưới thì nghĩa là bạn đã thực hiện xong công đoạn tính giá thành sản phẩm tháng 1.
Ngược lại nếu thấy chương trình xuất hiện thông báo “Còn chi phí chưa phân bổ hết vào các sản phẩm” thì nhiều khả năng trong các chứng từ phát sinh chi phí NVL chính (621) của bạn đang có một hoặc nhiều chứng từ chưa được gắn mã sản phẩm. Nếu gặp thông báo này hãy quay ra kiểm tra và điền mã sản phẩm tương ứng cho các chứng từ phát sinh với tài khoản chi phí NVL chính (621).
Bây giờ để kiểm tra việc áp giá thành đã hoàn tất hay chưa hãy mở phiếu nhập thành phẩm bằng cách nhập chọn <Phiếu nhập thành phẩm> trong menu <Phat sinh>. Phiếu nhập thành phẩm sẽ xuất hiện như hình dưới đây:
Chúng ta thấy rằng trước khi tính giá thành <phiếu nhập thành phẩm> chỉ có số lượng, nhưng sau khi tính giá thành và chạy mục 6 thì chương trình đã áp giá thành cho các phiếu này.
4.4. Tính giá vốn TP xuất kho
Tới đây có thể nhiều bạn sẽ phân vân không hiểu vì sao trước khi tính giá thành đã chạy tính giá vốn hàng xuất, giờ lại phải chạy lại chắc năng này? Như đã đề cập thì phần trước chúng ta chạy chức năng tính giá vốn là để tính giá trị cho NVL xuất kho, còn ở bước này chúng ta tính giá vốn cho các thành phẩm xuất kho. Bút toán này thường là bút toán giá vốn thành phẩm xuất bán trên <hóa đơn bán hàng> (Nợ 632 có 155).
Để chạy chức năng này bạn xem lại hướng dẫn phần 4.1.
Phần 5: Lên báo cáo giá thành
Để lên các báo cáo giá thành hãy truy cập menu <Bao cao> chọn <Báo cáo giá thành>, danh sách báo cáo giá thành xuất hiện như hình dưới đây:
Trong danh sách này bạn có thể sử dụng một số báo cáo sau:
- Sổ chi tiết 154
- Phân tích giá thành
- Phân tích hiệu quả kinh doanh cho từng sản phẩm
- Báo cáo cân đối yếu tố trong giá thành